Cần đưa bé đi khám bác sĩ nếu trẻ bị ngứa mắt kéo dài

Bé bị ngứa mắt dụi mắt nhiều lần: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Rate this post

Loading

Khi bé bị ngứa mắt dụi mắt không chỉ làm gia tăng cảm giác khó chịu mà còn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho đôi mắt. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử lý hiệu quả tình trạng này để bảo vệ sức khỏe đôi mắt của bé, qua những lời khuyên bổ ích từ Mắt kính Âu Việt.

Vì sao bé bị ngứa mắt dụi mắt nhiều lần?

Việc trẻ bị ngứa mắt thường xuyên có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do:

  • Dị ứng: Trẻ có thể phản ứng với các yếu tố môi trường như phấn hoa, bụi bẩn, hay lông thú cưng, những tác nhân dễ gây kích ứng cho đôi mắt nhạy cảm. Bên cạnh đó, một số thực phẩm cũng có thể gây dị ứng, làm mắt bé ngứa và khó chịu.
  • Khô mắt: Độ ẩm là yếu tố quan trọng giúp mắt bé hoạt động ổn định. Tuy nhiên, khi trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử quá lâu và ở trong môi trường điều hòa liên tục, lượng nước mắt có thể giảm, khiến mắt bé bị khô và gây cảm giác ngứa khó chịu.
  • Viêm kết mạc: Hay còn gọi là đau mắt đỏ, thường xảy ra do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc phản ứng dị ứng. Trẻ nhỏ khi mắc bệnh sẽ có dấu hiệu dụi mắt nhiều bị đỏ mắt, chảy nước mắt liên tục và có thể kèm theo dịch nhầy hoặc mủ.
  • Mắt có dị vật: Cát, bụi hay các vật thể nhỏ bay vào mắt sẽ khiến bé có cảm giác cộm, rát và khó chịu. Phản xạ tự nhiên của trẻ là dụi mắt nhiều lần nhằm làm giảm cảm giác ngứa.
  • Tật khúc xạ và các bệnh lý về mắt: Các vấn đề thị lực như cận thị, loạn thị hay những bệnh lý như viêm bờ mi cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên dụi mắt.
Bé bị ngứa mắt dụi mắt nhiều lần có thể do dị ứng hoặc bị khô mắt
Bé bị ngứa mắt dụi mắt nhiều lần có thể do dị ứng hoặc bị khô mắt

Bé bị ngứa mắt dụi mắt bị đỏ phải làm sao?

Khi bé bị ngứa mắt dụi mắt dẫn đến tình trạng mắt đỏ, việc xử lý kịp thời là rất quan trọng. Dưới đây là các bước cần thực hiện để bảo vệ đôi mắt của bé:

  • Kiểm tra và vệ sinh mắt cho bé: Hãy rửa sạch tay rồi nhẹ nhàng quan sát mắt của bé. Nếu nghi ngờ có bụi hoặc dị vật, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mắt, giúp làm sạch và làm dịu vùng mắt bị kích ứng.
  • Đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt: Khi bé liên tục dụi mắt, vùng mắt có dấu hiệu sưng đỏ hoặc chảy mủ, cha mẹ nên sớm đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
  • Tránh xa các yếu tố dễ gây dị ứng: Giữ môi trường sống của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát. Hạn chế để bé tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông thú nuôi và đừng quên vệ sinh chăn, gối và đồ dùng cá nhân thường xuyên.
  • Luôn giữ mắt bé đủ ẩm: Để đôi mắt bé được nghỉ ngơi sau khoảng 20 phút nhìn vào thiết bị điện tử. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để cải thiện tình trạng này.
Khi bé dụi mắt nhiều bị đỏ mắt cần kiểm tra và vệ sinh mắt
Khi bé dụi mắt nhiều bị đỏ mắt cần kiểm tra và vệ sinh mắt

Tác hại của việc dụi mắt bị sưng đỏ

Việc bé bị ngứa mắt dụi mắt là một phản ứng tự nhiên tưởng chừng vô hại nhưng lại mang nhiều rủi ro, chẳng hạn như:

  • Xước giác mạc: Khi có dị vật cứng vào mắt, việc dụi mắt mạnh mẽ có thể làm tăng ma sát, dẫn đến xước giác mạc và gây viêm.
  • Tổn thương mắt: Trong trường hợp có côn trùng hoặc dung dịch nguy hiểm rơi vào mắt, dụi mắt có thể làm vỡ côn trùng hoặc làm lan ra toàn bộ dung dịch có hại, gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt.
  • Tăng nhãn áp: Hành động dụi mắt có thể gây gián đoạn dòng máu đến mắt, làm tăng áp lực trong mắt, lâu dài có thể dẫn đến tăng nhãn áp và làm tổn thương dây thần kinh thị giác, tăng nguy cơ mù lòa.
  • Tăng độ cận thị: Việc trẻ bị ngứa mắt dụi mắt có thể làm tình trạng cận thị trở nên nặng hơn, gây tổn thương ở phía sau nhãn cầu và khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.

Hướng dẫn bé cách để không dụi mắt

Để giúp trẻ không dụi mắt nhiều bị đỏ mắt và phòng ngừa tình trạng ngứa mắt, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như:

  • Nhắc nhở và tạo thói quen tốt: Khuyên trẻ không dụi mắt và rửa tay thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Bạn cũng có thể đánh lạc hướng trẻ bằng các trò chơi hoặc hoạt động thú vị khác để giảm cảm giác ngứa.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, rau xanh và cá để giúp mắt trẻ khỏe mạnh. Ngoài ra, đảm bảo trẻ uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho mắt.
  • Đeo kính bảo vệ mắt: Hãy cho trẻ đeo kính bảo vệ mắt để tránh bụi bẩn và tác hại của ánh sáng mặt trời.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Không nên cho trẻ sử dụng thiết bị quá lâu và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động bổ ích ngoài trời.
Nên cho bé rửa tay thật sạch trước khi ăn và sau khi chơi
Nên cho bé rửa tay thật sạch trước khi ăn và sau khi chơi

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám bác sĩ?

Nếu hiện tượng bé bị ngứa mắt dụi mắt chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, tuy nhiên, cần đưa bé đi khám ngay nếu gặp các dấu hiệu sau:

  • Ngứa mắt do bệnh lý viêm nhiễm: Nếu ngứa mắt là triệu chứng của các bệnh lý viêm nhiễm như viêm bờ mi, viêm kết mạc,… cần đi khám bác sĩ ngay.
  • Ngứa mắt tái phát nhiều lần: Trường hợp này có thể do chưa xác định được nguyên nhân chính xác hoặc chưa có phác đồ điều trị phù hợp.
  • Không giảm ngứa với biện pháp tại nhà: Nếu các biện pháp giảm ngứa không hiệu quả và ngày càng nghiêm trọng hơn, việc đến cơ sở y tế uy tín là cần thiết để tránh các biến chứng nghiêm trọng cho mắt trẻ.
Cần đưa bé đi khám bác sĩ nếu trẻ bị ngứa mắt kéo dài
Cần đưa bé đi khám bác sĩ nếu trẻ bị ngứa mắt kéo dài

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp từ các bậc phụ huynh về tình trạng ngứa mắt ở trẻ và cách xử lý phù hợp.

Có phải do xem điện thoại nhiều bị ngứa mắt?

Khi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài khiến số lần chớp mắt giảm xuống chỉ còn 3-5 lần mỗi phút, không đủ để giữ ẩm và làm sạch bề mặt nhãn cầu. Tình trạng này dễ dẫn đến khô mắt, ngứa, đỏ và đau rát, lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực.

Dụi mắt nhiều bị sưng tròng trắng có sao không?

Dụi mắt dẫn đến sưng tròng trắng có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng, nhất là khi kèm theo các triệu chứng mờ mắt hoặc tiết dịch lạ, lúc này cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Ngược lại, nếu triệu chứng nhẹ và không đi kèm biểu hiện bất thường, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc mắt tại nhà.

Dụi mắt nhiều gây sưng tròng trắng
Dụi mắt nhiều gây sưng tròng trắng

Càng dụi mắt càng ngứa là gì?

Dụi mắt nhiều có sao không? Khi dụi mắt, cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra Histamin, khiến triệu chứng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Càng dụi mắt, cảm giác ngứa càng tăng do hành động này kích thích các dây thần kinh cảm giác trên bề mặt mắt, làm tăng tín hiệu ngứa gửi về não, khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.

Dụi mắt nhiều có bị thâm mắt không?

Thói quen dụi mắt nhiều bị đỏ mắt có thể gây hại cho làn da nhạy cảm dưới mắt, làm giảm tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình lão hóa, dẫn đến thâm quầng mắt. Hành động này tác động trực tiếp lên các mô da mỏng, làm tăng nguy cơ da bị tổn thương và sậm màu.

Việc bé bị ngứa mắt và dụi mắt có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe, do đó, cha mẹ cần quan tâm và xử lý kịp thời. Để bảo vệ đôi mắt của trẻ, việc duy trì vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và thăm khám bác sĩ khi cần thiết là vô cùng quan trọng. Hy vọng, qua bài viết của matkinhauviet, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mắt cho bé yêu của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *