Tình trạng bị cộm trong mắt có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể độ tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được xử lý kịp thời, cảm giác khó chịu kéo dài sẽ khiến chất lượng cuộc sống suy giảm đáng kể. Vậy làm thế nào để khắc phục mắt nổi cộm hiệu quả? Hãy cùng Mắt kính Âu Việt tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
Bị cộm trong mắt là bị gì?
Bị cộm trong mắt mang lại cảm giác như có cát hoặc dị vật mắc kẹt bên trong khiến mắt đỏ, cay và nóng rát. Người mắc có thể kèm theo các triệu chứng như đau nhức mắt, nổi hạt li ti, ghèn mắt, chảy nước mắt, nhìn mờ, củng mạc chuyển màu vàng nâu và nổi rõ các tia máu.
Cảm giác mắt bị ngứa và cộm khó chịu dễ khiến người bệnh hình thành thói quen dụi mắt, nhưng hành động này có thể làm xước giác mạc và gây tổn thương nghiêm trọng.

Lý do mắt bị ngứa và cộm
Mắt bị cộm mí trên có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân đa dạng như:
Do bị khô mắt
Bên trong mắt luôn có một lớp chất bôi trơn tự nhiên giúp duy trì độ ẩm cần thiết. Tuy nhiên, khi lượng chất này không được tiết ra đủ, tình trạng khô mắt sẽ xảy ra gây cảm giác khô rát, khó chịu và bồn chồn. Người mắc thường cảm thấy mắt nổi cộm, đau nhức và nóng rát ảnh hưởng đến khả năng quan sát.
Do yếu tố bụi bẩn
Bụi bẩn là một trong những tác nhân thường gặp nhất khiến bị cộm trong mắt ngứa và khó chịu. Khi ở ngoài trời, các hạt bụi nhỏ li ti dễ dàng lọt vào mắt gây kích ứng. Đặc biệt, người lao động trong ngành xây dựng thường xuyên tiếp xúc với cát, bụi mịn hay những mảnh vụn như đá vụn có nguy cơ cao bị dị vật bay vào mắt, từ đó dễ dẫn đến các chấn thương không mong muốn trong lúc làm việc.
Do các bệnh về mắt
Lẹo và chắp là những dạng viêm bờ mi phổ biến, thường do vi khuẩn tích tụ khiến vùng mí mắt sưng đau, ảnh hưởng đến tầm nhìn và gây cảm giác cộm khó chịu.
Bên cạnh đó, cộm mắt cũng có thể là biểu hiện của sạn vôi tình trạng canxi tích tụ ở kết mạc sụn mi. Dù chưa xác định rõ nguyên nhân, nhưng khi sạn phát triển nhiều, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu như xốn mắt kèm theo hiện tượng chảy nước mắt.
Không chỉ vậy, các bệnh lý như đau mắt đỏ, viêm giác mạc, xước giác mạc, hoặc thậm chí là căng thẳng kéo dài gây rối loạn nội tiết cũng có thể khiến mắt bị ngứa và cộm. Việc tiếp xúc lâu với màn hình điện tử càng làm tình trạng này thêm nghiêm trọng.

Bụi vào mắt bị cộm phải làm sao?
Nếu xuất hiện cảm giác bị cộm trong mắt nhưng không có bụi kèm theo dấu hiệu như cay, rát hay mờ mắt, bạn tuyệt đối không nên chủ quan.
Chớp mắt nhẹ để loại bỏ dị vật
Khi mắt bị bụi bẩn hoặc dị vật xâm nhập, cơ thể sẽ phản xạ tự nhiên bằng cách chớp mắt. Hành động này kích thích tuyến lệ tiết ra nhiều nước mắt hỗ trợ làm trôi dị vật ra ngoài. Bạn có thể chớp mắt liên tục hoặc cố tình ngáp để tăng tiết nước mắt, giúp mắt tự làm sạch hiệu quả hơn.
Rửa mắt bằng thuốc nhỏ mắt
Sử dụng dung dịch nhỏ mắt là một cách chữa cộm mắt đơn giản nhưng hiệu quả để làm sạch mắt khỏi dị vật. Khi nhỏ mắt, hãy ngửa đầu ra sau mở to mắt và nhỏ từng giọt vào, sau đó chớp nhẹ để giúp rửa trôi dị vật ra ngoài. Nếu sử dụng dung dịch chuyên dụng để rửa mắt, bạn chỉ cần đổ dung dịch vào cốc chuyên biệt, áp cốc lên mắt rồi ngửa đầu ra sau, nhờ đó giúp làm sạch sâu và an toàn hơn.

Rửa mắt bằng nước sạch
Nếu bạn có sẵn cốc rửa mắt tại nhà, hãy đổ nước sạch vào cốc rồi áp nhẹ lên mắt để tiến hành rửa. Trường hợp không có cốc chuyên dụng, bạn có thể sử dụng một chiếc cốc hoặc tô nhỏ, đổ đầy nước và nhẹ nhàng dội lên mắt. Một cách đơn giản khác là rửa mắt trực tiếp dưới vòi nước chảy chậm, phương pháp này cũng giúp loại bỏ bụi bẩn và dị vật ra khỏi mắt một cách an toàn.
Dùng đầu tăm bông sạch
Nếu các mẹo chữa mắt bị cộm trên không mang lại hiệu quả, bạn có thể cân nhắc sử dụng tăm bông. Trước tiên, hãy rửa tay sạch sẽ, sau đó nhẹ nhàng nâng mí mắt trên lên. Dùng đầu tăm bông sạch khéo léo luồn vào phía sau mí, đồng thời đảo nhẹ tròng mắt để hỗ trợ việc đưa dị vật ra ngoài. Sau đó, rút tăm bông ra và kiểm tra xem có vật lạ dính vào không. Cuối cùng, chớp mắt nhẹ để kiểm tra xem cảm giác cộm đã hết hay chưa.

Massage mắt thư giãn
Thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi là điều quan trọng. Sau mỗi giờ làm việc, bạn nên để mắt thư giãn, có thể mát xa mắt nhẹ nhàng để giúp mắt được thư giãn và giảm căng thẳng.
Thăm khám bác sĩ
Nếu bị cộm trong mắt kèm theo các triệu chứng bất thường, có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa biết rõ nguyên nhân. Để đảm bảo sức khỏe, hãy đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Mắt bị cộm nhưng không có bụi là bệnh gì?
Mắt bị cộm mà không có bụi có thể do một số bệnh lý như khô mắt, viêm mí mắt (blepharitis), sạn vôi trong mắt hoặc đau mắt đỏ. Các tình trạng khác như mắt bị kích ứng, dị ứng, chắp hoặc lẹo cũng gây cảm giác mắt nổi cộm và khó chịu. Căng thẳng kéo dài hoặc mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mắt, gây ra các triệu chứng nổi cộm.
FAQ
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp liên quan đến tình trạng bị cộm trong mắt và các vấn đề sức khỏe mắt khác. Hãy cùng matkinhauviet tham khảo để tìm câu trả lời cho những thắc mắc của bạn.
Bụi vào mắt không lấy ra được có sao không?
Bụi bay vào mắt là tình trạng mà hầu như ai cũng gặp phải, nhưng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, những hạt bụi nhỏ này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt. Nếu không thể lấy bụi ra, nó có thể gây trầy xước giác mạc dẫn đến viêm hoặc loét giác mạc, một tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng lâu dài đến thị lực.

Bụi bay vào mắt có tự hết không?
Thông thường, các trường hợp bụi bay vào mắt thường khá nhẹ và có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần nếu được chăm sóc đúng cách.
Xốn mắt là bệnh gì?
Cảm giác xốn mắt thường là hiện tượng khó chịu giống như có vật lạ trong mắt khiến bạn cảm thấy vướng víu, như có kim châm hay cát. Đây là cảm giác tạm thời và không gây ảnh hưởng lâu dài đến thị lực, mặc dù có thể dao động từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, xốn mắt cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh như viêm kết mạc, dị ứng hay mắt bị kích ứng do yếu tố môi trường.
Lòng trắng mắt bị phồng rộp phải làm sao?
Trong trường hợp này, bạn nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý để làm sạch tác nhân gây dị ứng, tránh dụi mắt vì sẽ làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nếu triệu chứng không giảm, bạn nên đến thăm khám bác sĩ tại bệnh viện mắt để được kiểm tra và loại bỏ dị vật (nếu có) một cách an toàn.
Mắt kính Âu Việt hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bị cộm trong mắt và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Mặc dù cảm giác cộm mắt có thể chỉ là hiện tượng tạm thời, nhưng nếu kèm theo các triệu chứng như đau rát, đỏ mắt hay chảy dịch bạn không nên xem nhẹ. Hãy luôn chú ý và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia khi cần thiết để bảo vệ đôi mắt luôn khỏe mạnh bạn nhé.