Mắt bị cộm đau nhứt: Nguyên nhân- Cách chữa nhanh hiệu quả

Vì sao mắt bị cộm? Và nguyên nhân khắc phục hiệu quả nhất 

5/5 - (2 bình chọn)

Loading

Tình trạng mắt bị cộm có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này không chỉ làm mọi người cảm thấy cay, rát,… mà còn tạo cảm giác vướng víu bên trong vô cùng khó chịu. Vậy nguyên nhân xuất hiện là gì và làm sao để điều trị một cách dứt điểm? Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết được chia sẻ từ matkinhauviet.

nguyên nhân bị cộm mắt trái
Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cộm mắt

Mắt bị cộm là gì?

Hiểu đơn giản thì mắt bị cộm hay bị xốn là tình trạng cay và cảm giác như có một dị vật nào đó hay hạt cát bên trong mắt. Thậm chí là còn xuất hiện đỏ mắt và bỏng rát nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể xảy ra với bất cứ ai và ở mọi độ tuổi. Trường hợp chủ quan, để lâu ngày không tìm phương pháp chữa trị thì chắc chắn chất lượng cuộc sống cũng theo đó mà bị ảnh hưởng, giảm sút nghiêm trọng.

mắt bị cộm
Cộm mắt do cát, dị vật vướng vào bên trong

Nguyên nhân mắt bị cận là do đâu?

Khô mắt là tình trạng gây cho mắt bị xốn

Việc khô mắt không quá hiếm gặp bởi trong mắt chúng ta luôn được duy trì độ ẩm bằng một lượng chất bôi trơn vừa đủ. Nhưng nếu không may mắt chẳng thể sản xuất đủ lượng chất bôi trơn cần thiết đó thì tình trạng khô mắt sẽ xuất hiện. Cũng từ điều này mà gây nên cảm thấy bứt rứt cực kỳ khó chịu.

Bụi tác nhân gây mắt bị cộm

Trong quá trình di chuyển ngoài đường hay lao động thì thật khó để tránh khỏi việc bụi bẩn trực tiếp bay vào mắt, đặc biệt là với những ai đang làm việc trong các công trình. Lúc này, những hạt bụi, đá nhỏ hay cát sẽ có khả năng cao tác động đến mắt gây nên tình trạng mắt bị xốn hay cộm ngứa.

mắt bị xốn
Bụi là tác nhân gây nên xốn mắt

Chấn thương mắt

Mắt bị cộm còn có thể là hậu quả của việc mắt bị chấn thương trong quá trình lao động. Bên cạnh đó, chấn thương mắt còn có thể xuất phát từ những bệnh lý khác như: Đau mắt đỏ, viêm giác mạc, bị kích ứng, dị ứng, viêm mí mắt,…

Dị vật trong mắt

Nếu cảm thấy bị cộm mắt thì bạn cũng có thể suy xét đến trường hợp bản thân đã bị một dị vật nào đó tác động vào mắt. Hoặc khả năng cao là dị vật kết mạc, giác mạc. Do đó mà gây nên các chấn thương không đáng có.

Các bệnh về mắt khác cũng làm bị cộm mắt

Theo như chuẩn đoán từ bác sĩ chuyên môn cao thì mắt bị cộm và ngứa còn bao gồm cả nguyên nhân mắc các tật về mắt. Trong đó, thường thấy nhất là lẹo và chắp, đây là tình trạng viêm bờ mi hoặc còn có bệnh sạn vôi do có chất calci lắng đọng dưới lớp kết mạc sụn mi ở nhãn cầu.

mắt bị cộm nhưng không có bụi
Cẩn thận trước những bệnh về mắt

Nội tiết tố

Trên thực tế thì nếu tâm trạng của bạn không tốt, bị stress kéo dài khiến nội tiết tố thay đổi thì cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh cộm xốn mắt. Thậm chí, nhiều người còn phải làm việc trong môi trường tiếp xúc với điện thoại, màn hình máy tính trong hàng giờ đồng hồ nên khiến mắt bị căng thẳng. Lúc này, mắt có thể bị cay, đỏ hoặc bỏng rát.

Các biểu hiện mắt bị cộm 

Để xác định được đúng bệnh tình của mình thì bạn có thể xem qua một vài biểu hiện cơ bản của tình trạng cộm mắt như sau:

Cảm giác như có cát, bụi, hoặc một vật gì đó vướng trong mắt

Biểu hiện chính của tình trạng xốn mắt là cảm giác như có hạt cát, bụi hay một vật gì đó đang vướng trong mắt. Do đó mà gây cảm giác không được thoải mái hay thậm chí là đau mỗi khi chớp mắt.

cộm mắt
Bụi vướng vào mắt gây khó chịu

 

Mắt đỏ, sưng

Đỏ và sưng mắt cũng là một trong những biểu hiện đi kèm của bệnh lý này. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đỏ và sưng ở một hoặc cả hai bên mắt.

Mắt chảy nước mắt sống

Chảy nước mắt sống là khi nước mắt tự chảy ra một cách liên tục hoặc quá mức. Đồng thời là không thể nào kiềm chế được. Vậy nếu gặp tình trạng này thì khả năng cao bạn đang mắc phải bệnh cộm mắt.

Mắt ra nhiều ghèn

Khi phát hiện mắt bị cộm thì đa phần người bệnh đều ra nhiều ghèn, dử mắt dính hoặc thậm chí là có nhiều bọt trắng ở phía hai góc mắt. Cũng vì thế mà họ sẽ rất khó để mở mắt vào buổi sáng.

bị cộm mắt
Mắt tiết nhiều ghèn gây nên nhiều ảnh hưởng

Mắt ngứa, khó chịu

Bệnh xốn mắt còn đi kèm với biểu hiện ngứa, vô cùng khó chịu nên nhiều người không tự chủ được mà luôn dụi mắt. Thế nhưng, đây lại là một thói quen xấu gây tổn thương và ảnh hưởng nặng nề đến giác mạc.

Mắt bị mờ

Như đã nói ở trên, bị cộm mắt sẽ kích thích mọi người dụi mắt liên tục. Nhưng nếu không may bị xước giác mạc thì còn khiến thị lực bị suy giảm đáng kể, mắt mờ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc.

Mắt đau

Trường hợp bị cộm mắt nhưng lại chưa phát hiện, để lâu ngày thì sẽ dễ khiến bệnh tình ngày càng trở nặng hơn. Do đó mà không chỉ cảm thấy ngứa, cay mắt mà bạn còn có cảm giác đau trong nhiều ngày liền.

Cộm mắt khiến người bệnh đau mắt nhiều ngày

Mắt có tia máu

Trong nhiều trường hợp, mắt bị cộm còn làm mắt bạn chuyển sang màu vàng nâu bất thường. Hơn hết là có xuất hiện nhiều tia máu đỏ nổi lên rõ rệt. Cũng chính vì thế mà tình trạng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, stress lại càng không stress.

Mắt có hạt

Biểu hiện cơ bản cuối cùng thường thấy nhất khi mắc bệnh cộm mắt chính là mọc nhiều hạt trắng nhỏ. Các hạt trắng đó có thể là mụn chắp, mụn thịt hoặc mụn trứng cá.

bị cộm mắt trái
Nổi hạt trắng bất thường phía trong mắt

Cách khắc phục khi mắt bị cộm

Để khắc phục được tình trạng mắt bị xốn hiệu quả thì bạn có thể thực hiện theo những phương hướng giải quyết phù hợp sau:

  • Vệ sinh mắt sạch sẽ: Nếu bị cộm mặt ở mức độ nhẹ do bụi bẩn bay vào thì bạn hãy rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch một cách kỹ càng. Nhưng lưu ý là hạn chế tối đa việc lấy tay dụi mắt bởi việc làm này còn khiến tình trạng bệnh lý bị ảnh hưởng nhiều hơn.
  • Tạo lối sống khoa học: Nhằm tránh rơi vào tình trạng mắt bị cộm, mọi người hãy tự tạo cho bản thân mình lối sống khoa học bằng cách ăn uống đầy đủ dưỡng chất kết hợp với ngủ đúng giờ. Điều này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng cũng như cân bằng lại trạng thái cơ thể.
  • Xoa dịu mắt: Nếu môi trường làm việc bắt buộc bạn phải tiếp xúc nhiều với các máy tính, điện thoại thì hãy dành ra 15 – 20 phút mỗi ngày để massage mắt.
  • Thăm khám tại các cơ sở y khoa: Với trường hợp bị xốn, ngứa mắt lâu ngày mà khi sử dụng thuốc vẫn không khỏi thì người bệnh cần nhanh chóng đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Qua đó mà tránh gây ảnh hưởng nguy hiểm tới mắt hoặc mù loà.
dấu hiệu mắt bị cộm
Cần khắc phục tình trạng cộm mắt

Một số câu hỏi thường gặp 

Bị cộm mắt trái, mắt phải hay cả 2 mắt đều là một trong những bệnh tình cần phải chữa trị sớm và đặc biệt là không thể chủ quan. Vậy nên, để có nhiều kiến thức chữa trị đúng cách thì bạn còn cần phải bổ sung thêm những thông tin dưới đây.

Mắt bị cộm khó chịu là triệu chứng của bệnh gì?

Theo nghiên cứu từ các bác sĩ chuyên khoa về mắt thì tình trạng mắt bị xốn và kèm theo những biểu hiện khác như mờ, cay rát, đỏ,… chính là triệu chứng của 2 loại bệnh thường gặp nhất như:

  • Khô mắt: Do giảm tiết chế nước mắt, teo và xơ hóa tuyến lệ, cộm mắt lâu ngày,… mà xuất hiện bệnh khô mắt.
  • Sạn vôi: Mắt bị cộm cũng là triệu chứng tiêu biểu của bệnh sạn vôi ở kết mạc mắt.

Mắt bị cộm nhưng không có bụi do đâu?

Khi di chuyển ngoài đường mà chẳng may bị bụi bẩn bay vào mắt thì sẽ dễ khiến bạn gặp phải cảm giác cộm mắt khó chịu. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp mắt bị cộm nhưng không có bụi mà là do một số nguyên nhân khác gây nên như sau:

  • Trong quá trình lao động khiến mắt bị chấn thương.
  • Mắt bị xốn do tiếp xúc quá lâu với màn hình máy tính.
  • Mất cân bằng nội tiết tố.
  • Do bệnh khô mắt và các bệnh lý khác.
  • Do dị vật vướng trong mắt.
  • Áp lực và căng thẳng kéo dài do các vấn đề trong công việc, cuộc sống.

Có nên dùng thuốc chữa cộm mắt hay không?

Chắc chắn là có, người bị bệnh cộm mắt nên kiên trì dùng thuốc lâu dài bởi đây chính là một biện pháp bổ trợ hiệu quả để bù đắp cho lượng nước mắt thiếu hụt. Chẳng hạn như là các loại thuốc mô phỏng nước mắt tự nhiên, các chất nhầy bôi trơn và làm ẩm mắt, chất chống bay hơi nước mắt, thuốc kích thích mắt tiết ra nước mắt,…

Phía trên là tất cả những nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục bệnh mắt bị cộm hữu ích mà matkinhauviet muốn chia sẻ. Đây không phải là một bệnh thông thường mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Thế nên, bạn không được chủ quan mà hãy điều trị ngay từ ban đầu nhé.

Add address