Vi khuẩn lao sẽ dễ dàng xâm nhập vào mắt của người lành thông qua các chất dịch mà người bệnh hắt hơi, khạc hoặc ho ra bên ngoài. Thực tế, bệnh lao mắt phổ biến hơn nhiều so với những gì mà chúng ta nghĩ. Bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực nên chúng ta cần phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp được matkinhauviet chia sẻ dưới đây.
Bệnh lao mắt là gì?
Bệnh lao ở mắt là một căn bệnh nhiễm trùng ở người do vi khuẩn lao gây ra. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bất cứ bộ phận nào ở mắt cũng có thể gặp bệnh. Trong đó, phổ biến nhất là sự ảnh hưởng ở các bộ phận như: thần kinh thị giác, mí mắt, màng bồ đào, giác mạc, võng mạc.
Sau sự kiện công bố thủ phạm gây bệnh lao của Robert Koch thì 7 năm sau, tức 1889 thì Haab đã phát hiện ra vi khuẩn lao còn có thể xâm nhập và gây bệnh cho mắt. Tiếp đến năm 1937, Guenod nhận ra rằng màng bồ đào là phần cấu tạo của mắt bị tổn thương nhiều nhất.
Bệnh lao mắt được cho là loại bệnh lao ít gặp phải nhưng nó cũng không quá hiếm gặp, thậm chí là phổ biến hơn người ta nghĩ. Người lành dễ mắc phải thông qua các chất dịch được bắn ra ngoài của người bệnh rồi bị vi khuẩn đi vào mắt. Qua đó, các tổ chức ở mắt sẽ bắt đầu gặp bệnh như màng bồ đào, củng mạc, da mi,…
Bệnh lao ở mắt có nguy hiểm không?
Vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào bất cứ bộ phận của mắt, tổn thương đầu tiên chính là lao sơ nhiễm. Điều này là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể lần đầu tiên qua niêm mạc mắt. Cần chú ý hơn là bệnh lao mắt rất khó để chẩn đoán nên dễ dàng sinh ra các triệu chứng như mù loà, nhìn mờ trước khi được điều trị. Cho nên có thể khẳng định bệnh lao ở mắt có nguy hiểm đến sức khỏe và cuộc sống con người.
Không như lao phổi, lao mắt rất khó để chẩn đoán và điều trị kịp thời vì dễ nhầm với bệnh mắt khác. Cho nên, nếu đã được thăm khám và khuyên sử dụng thuốc kháng sinh nhưng không có hiệu quả trong việc chữa viêm mắt thì cần nghĩ đến trường hợp là bạn đã bị bệnh lao mắt.
Nguyên nhân gây bệnh lao ở mắt
Có nhiều loại vi khuẩn lao khác nhau như lao lợn, lao bò,… nhưng nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lao mắt là lao người. Loại vi khuẩn này có tên Mycobacterium tuberculosis, chúng sinh sống trong môi trường nhiều oxy rồi gây bệnh. Vi khuẩn lao người không bị cồn và acid tiêu diệt nên tồn tại được rất lâu trong môi trường bình thường.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh lao ở mắt người
Các triệu chứng mà bệnh nhân sẽ bắt gặp khi bị lao mắt như: mắt ra nhiều ghèn, cộm, sung, chảy nước mắt, kết mạc xung huyết và có các nốt vàng hoặc loét, vùng bên mắt có hạch sưng to. Ngoài ra, các biểu hiện cụ thể ở từng khu vực mắt sẽ như sau:
Triệu chứng lao giác mạc
Triệu chứng lao kết mạc thông thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt. Khi này mắt sẽ chảy nước thường xuyên, đau nhức, sợ ánh sáng, thị lực kém hơn. Nếu đến cơ sở để thăm khám sẽ phát hiện giác mạc thẩm lậu, cương tụ, xuất hiện nốt vàng hoặc loét, có vết mạch máu hằn lên.
Triệu chứng lao kết mạc, củng mạc
Cách phát hiện bệnh lao mắt qua vùng kết mạc, củng mạc hiệu quả nhất là thấy mắt đau nhức, cộm, chảy nước mắt. Khi thăm khám sẽ phát hiện có các đám xung huyết, nốt nhỏ vàng hoặc loét. Quan sát kỹ sẽ thấy những nốt nhỏ loét đó đã liên kết thành ổ loét to, rìa nham nhở có mủ.
>>> Các tật và bệnh về mắt là những bệnh gì? Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của tật khúc xạ hãy đọc bài viết sau.
Triệu chứng lao da mi
Đối với lao da mi thì người bệnh sẽ nhanh chóng phát hiện bởi các triệu chứng trên mi mắt như: đóng vảy hoặc loét, có nốt sần sùi,… Nếu để lâu ngày sẽ xuất hiện sẹo và làm lộn mi, hở mi. Nặng hơn là lan vào trong nhãn cầu.
Triệu chứng lao võng mạc
Triệu chứng bệnh lao mắt võng mạc thường thấy nhất là thị trường thu hẹp, thị lực mờ dần, cảm thấy có một màn sương đang che trước mắt. Triệu chứng bệnh còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương và vị trí gây bệnh ở võng mạc.
Triệu chứng lao màng bồ đào
Thông thường lao mắt sẽ xảy ra ở cấu tạo mống mắt thể mi ở màng bồ đào. Khi này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức mắt và giảm thị lực, đặc biệt sẽ càng thấy đau hơn khi ấn vào mắt. Khi đi thăm khám sẽ phát hiện có các nốt xám, vàng hoặc loét ở mống mắt thể mi. Bệnh để càng lâu thì càng dễ làm sẹo và gây ảnh hưởng đến khả năng phản xạ co giãn của mắt khi gặp ánh sáng.
Triệu chứng viêm mủ toàn mắt cấp tính
Đây là giai đoạn khá nặng của lao mắt do vi khuẩn làm áp xe rồi phá hủy nhãn cầu. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện như mất dần thị lực, đau nhức mắt, nhãn cầu trắng đục. Nếu áp xe vỡ thì hố mắt sẽ loét, có màu đỏ, chảy dịch vàng, giả mạc và đáy hố có mủ.
Cách phòng ngừa bệnh lao mắt hiệu quả
Theo chuyên gia thì các cách phòng ngừa lao mắt dưới đây sẽ mang đến hiệu quả cao:
- Tiêm vắc xin chống lao BCG cho trẻ em và trẻ dưới 1 tuổi.
- Môi trường sống phải có đủ ánh sáng, thoáng mát, được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ.
- Nếu phát hiện cơ thể bắt đầu có các triệu chứng của lao mắt cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Việc khám sức khỏe định kỳ là thói quen nên được duy trì, đặc biệt quan trọng với bệnh nhân HIV/AIDS.
Những câu hỏi thường gặp về bệnh lao mắt
Đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh lao ở mắt là ai?
Dễ bị lao mắt là những nhóm đối tượng:
- Người chăm sóc, tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm lao và làm việc hoặc sống trong môi trường có yếu tố dịch tễ bệnh lao, ô nhiễm.
- Người xét nghiệm đờm AFB dương tính, người ăn uống thiếu dinh dưỡng.
- Người uống thuốc không hiệu quả nhưng lại không đáp ứng điều trị lao.
- Người có hệ miễn dịch yếu, ví dụ: người uống thuốc điều trị ung thư, người bị HIV/AIDS,…
- Trẻ em không được tiêm vắc xin BCG.
- Trẻ bị lao sơ nhiễm nhưng không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Có các loại bệnh lao khác không?
Các tổn thương lao khác mà bệnh nhân có thể gặp phải: lao da mi, lao kết mạc và củng mạc, lao giác mạc, lao màng bồ đào, lao võng mạc, lao màng nhện và giao thoa thị giác, viêm mủ toàn mắt cấp tính.
Như vậy, matkinhauviet đã cung cấp đến các bạn đọc nhiều thông tin quan trọng về bệnh lao mắt. Qua đó, bạn sẽ hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh và có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Và hy vọng có thể gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.