Cấu tạo mắt kính bao gồm nhiều thành phần quan trọng để giúp sản phẩm dễ dàng định hình trên gương mặt, đồng thời cải thiện thị lực người đeo. Bên cạnh đó, các thông số được in trên kính cận sẽ rất quan trọng nhằm giúp bạn tìm ra sản phẩm phù hợp cho riêng mình. Hãy cùng matkinhauviet tìm hiểu các cấu tạo và cách đọc thông số chi tiết nhất.
Liệt kê các cấu tạo mắt kính cận
Mắt kính cận là phụ kiện không thể thiếu đối với cuộc sống của nhiều người hiện nay. Nó không những khắc phục được tật khúc xạ mà còn giúp bảo vệ mắt khỏi những tác hại của môi trường. Một chiếc kính cận sẽ bao gồm 3 bộ phận như: gọng kính, tròng kính, giá đỡ.
Gọng kính
Gọng kính có vai trò rất quan trọng trong cấu tạo của chiếc kính đeo mắt do có vai trò nâng đỡ mắt kính, đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng. Thông qua một khớp nối nhỏ được làm bằng kim loại, phần trước và phần sau của gọng kính sẽ được nối lại với nhau. Trong đó, phần trước của gọng kính sẽ bao bọc quanh tròng kính giúp tròng được cố định trước mắt. Phần sau của tròng kính sẽ giúp kính cận được gài vào vành tai.
Xét cụ thể nhất thì gọng kính trong cấu tạo mắt kính bao gồm đến 8 bộ phận. Bao gồm: càng kính, viền kính, giá đỡ, đuôi gọng, cầu gọng, bản lề, gối kính, chân ve mũi. Mỗi bộ phận sẽ có từng chức năng khác nhau để tạo nên một chiếc kính cận có chất lượng tốt nhất.
Tròng kính
Tròng kính trong cấu tạo của kính đeo mắt có tác dụng cải thiện thị lực, đem lại tầm nhìn tốt nhất và bảo vệ đôi mắt. Nếu như trước đó tròng kính được làm bằng thủy tinh thì đến nay đã được thay thế bằng nhiều vật liệu mới an toàn hơn. Cụ thể như:
- Chất liệu plastic: Ưu điểm là khá nhẹ, có trọng lượng chỉ khoảng ½ thủy tinh, giá rẻ, độ bền cao. Tuy nhiên dễ ngả sang màu vàng gây mất thẩm mỹ.
- Chất liệu Polycarbonate: Ưu điểm là ít trầy xước, nhẹ và chống va đập rất tốt nên giá thành cao hơn plastic.
- Chất liệu High index: Chất liệu này giúp tròng kính an toàn cho mắt và có độ mỏng, nhẹ cao. Hầu hết người bị cận nặng đều sử dụng chất liệu High index. So với tròng kính nhựa thông thường, chất liệu High index mỏng hơn 50%.
- Tròng kính POLARIZED: Loại tròng này sở hữu nhiều ưu điểm như chịu va đập tốt, mỏng, nhẹ, chống được các tia phân cực nằm ngang.
Ngoài những ưu, nhược điểm của một số loại tròng kính có trong cấu tạo mắt kính thì bạn cần có sự tư vấn của chuyên gia nhằm tìm ra sản phẩm phù hợp. Tùy thuộc vào chất liệu gọng kính và tình trạng mà họ sẽ lựa chọn loại tròng kính tốt nhất.
Giá đỡ (Ve kính)
Trong cấu tạo của mắt kính không thể thiếu giá đỡ, đây là bộ phận giúp chiếc kính cận được giữ thăng bằng trên gương mặt. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ sử dụng 2 miếng đệm bằng hợp chất cao su cho phần giá đỡ kính nhằm tránh gây tổn thương đến sóng mũi. Ngoài giá đỡ thì bộ phận này còn được gọi là đệm mũi, ve mũi hay gá mũi
Cách đọc các thông số được in trên gọng kính
Ngoài cấu tạo mắt kính thì người dùng nên nắm bắt cách đọc các thông số trên kính để tìm được sản phẩm phù hợp nhất. Hầu hết mỗi chiếc kính đều được nhà sản xuất in thông số ở phần gọng kính. Cụ thể bao gồm 5 thông số như: số model, mã màu, độ rộng mắt kính, kích thước cầu kính hay Khoảng cách giữa 2 mắt kính, chiều dài càng kính.
Một số thiết kế gọng kính phổ biến và được ưa chuộng nhất
Do nhu cầu của người tiêu dùng mà mắt kính cận ngày càng được thiết kế sao cho độc đáo, mới mẻ hơn. Trong đó có 3 dạng gọng kính được yêu thích và sử dụng phổ biến nhất:
- Gọng kính nguyên khung: Đây là dạng kính cận cổ điển với viền kính bao quanh hoàn toàn tròng kính, chúng ta rất dễ bắt gặp.
- Gọng kính bán khung: Là dáng kính đang hottrend khi chỉ có nửa trên gọng kính có viền, nửa dưới gọng kính là dây cước.
- Gọng kính không gọng: Đây là dạng kính cận độc lạ khi không có vành kính, khi này tròng kính sẽ bị khoan lỗ để gắn gọng kính vào, tròng khi này sẽ có chất liệu siêu cứng.
Bên trên là thông tin chi tiết nhất về cấu tạo mắt kính cận, sản phẩm hiện đại được ứng dụng cao trong cuộc sống. Đồng thời, bạn nên tích lũy kiến thức về cách đọc các thông số để tìm chọn được mẫu mắt kính thích hợp. Và cảm ơn bạn đã theo dõi hết những chia sẻ của matkinhauviet.
>>> Xem thêm: [Giải Đáp] Mắt cận đeo thấu kính gì? Lõm hay Lồi